Hệ thống lọc hồ cá rồng

Hệ thống lọc hồ cá rồng tuần hoàn vi sinh là sự kết hợp cá- vi sinh – tảo.

lý do tại sao tôi nói điều đó bởi muốn làm một hệ thống lọc hồ cá rồng thì vấn đề mấu chốt của sự việc ta cần phải nắm bắt để có thể đưa ra một sản phẩm có tác dụng tốt nhất

Đối với cá rồng thì hệ thống lọc có giá trị quyết định rất quan trọng ngoài việc xử lý nước sạch  và loại khỏi cặn bẩn ra khỏi nước thì việc duy trì  sự sống của 1 chú cá rồng đáng giá vài 1000$ trở lên là một yếu tố vô cùng quan trọng.
he thong loc ho ca rong

Bản chất cá rồng là một loài săn mồi ăn thịt như cá con, thằn lằn, rết, sâu ,… thì việc thải ra một lượng hữu cơ rất lớn trong nước yếu tố làm đục nước và  là nguyên nhân gây chết cá , nước dễ có hiện tượng xấu , hệ thống lọc hồ cá rồng bây giờ là xử lý lượng hữu cơ do cá rồng sinh ra.

Để có được một hệ thống lọc cá rồng tốt cần nhiều yếu tố nhưng về cơ bản thì chỉ có 2 thành phần : vật liệu lọc và hệ thống lọc

Tùy vào kiểu dáng và kích thước của mỗi hồ chúng tôi sẽ tư vấn đến khách hàng những hệ thống lọc đảm bảo cho chú cá rồng của quý khách cũng như tính thẩm mỹ cao.

Sự kỳ diệu của thiên nhiên cá-vi sinh-tảo

Chất thải của cá vào hồ, nó sẽ làm thức ăn cho vi sinh vật. Vi sinh vật phân hủy các hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản và tạo nên năng lượng cho quá trình tổng hợp tế bào của chúng.

Quá trình hiếu khí

* Quá trình oxy hóa (phân hủy chất thải của cá, thức ăn thừa)

Phân cá, thức ăn + O2 + Vi khuẩn hiếu khí → CO2 + NH3 + năng lượng (1.1)

* Quá trình tổng hợp (tạo ra thêm vi khuẩn)

Phân cá, thức ăn + O2 + Vi khuẩn hiếu khí + năng lượng → vi khuẩn mới (1.2)

Quá trình yếm khí

Trong điều kiện yếm khí (không có oxy), vi khuẩn yếm khí sẽ phân hủy chất hữu cơ như sau:

Phân cá, thức ăn + Vi khuẩn yếm khí → CO2 + H2S + NH3 + CH4 + năng lượng (1.3)

Phân cá, thức ăn + Vi khuẩn yếm khí + năng lượng → vi khuẩn mới (1.4)

Trong điều kiện không có chất hữu cơ thì vi khuẩn sẽ trải qua quá trình hô hấp nội bào hay là tự oxy hóa sử dụng chính bản thân chúng làm nguyên liệu.

Vi khuẩn + 5O2 → 5CO2 + NH3 + 2H2O + năng lượng (1.5)

trong đó CO2 và NH3 là chất dinh dưỡng đối với các loài tảo
.
Trong điều kiện ánh sáng thích hợp, quá trình quang hợp của tảo diễn ra như sau:

NH3 + 7,62CO2 + 2.53H2O → Tảo mới+ 7,62O2 (1.6)

Đối với các nguồn nước tự nhiên nhận một lượng chất hữu cơ thấp thì lượng oxy sản sinh ở phương trình (1.6) sẽ đáp ứng cho hoạt động của vi khuẩn ở phương trình (1.1) và (1.2), và chu trình hoạt động cứ tiếp diễn. Chu trình này gọi là
“cộng sinh tảo và vi khuẩn”
, đây là một chu trình tự nhiên và các hoạt động của tảo và vi khuẩn ở trạng thái cân bằng động.

0 nhận xét:

Bí quyết đặt hồ cá rồng theo phong thủy

Chọn vị trí đặt hồ cá rồng theo phong thủy.

Việc chọn nơi đặt hồ cá rồng là rất quan trọng. Ảnh hưởng rất nhiều đến ý định ban đầu của gia chủ và một số yếu tố quan trọng được chúng tôi thống kê ra sau đây giúp các bạn tham khảo. hH cá không được kê ngay cửa sổ để tránh bị nắng soi.
vi tri phong thuy dep cua ho ca rong
Một vị trí phong thủy đẹp

Những vị trí không nên đặt hồ cá rồng:


  • Để hồ cá ngay ngoài cửa ra vào. Nơi không hay, mang hết sự may mắn và tiền bạc ra ngoài đường.
  • Để giữa hai cánh cửa. Tại đây luồn khí đang thông từ phòng này sang phòng khác, bỗng nhiên bị hồ cá “ngáng chân” xui lắm đó.
  • Sát trần nhà. Hồ cá đặt nơi này giống như thanh kiếm sát hại mọi sự sống trong nhà.
  • Đối diện với bếp. Nước với lửa phải cân bằng, có hồ cá là nước nhiều hơn lửa rồi đó.
  • Không đặt dưới các tượng thần vì nó mang một ý nghĩa xấu ” chính thần hạ thủy “
  • Không đặt trong phòng ngủ
  • Không đặt gần nhà vệ sinh hoặc nơi ẩm thấp, quá tối

Những vị trí tốt nên đặt hồ cá rồng :


  • Theo đường cửa vào: Một nơi thích hợp để hồ cá để nhận được luồng khí hưng thịnh và may mắn.
  • Sau cửa: Luồng khí đi bên cạnh bể cá không ảnh hưởng đến đường đi của luồng khí.
  • Để ở góc nhà: Tại vị trí này nó thể hiện sự thống nhất và “hạnh phúc bí mật”
  • Trên đường đi giữa các phòng: Là một nơi lý tưởng đem lại may mắn cho mọi người trong nhà nhất là chủ nhà.

  • 4 nguyên tắc cho hồ cá phong thủy.

Trước khi mua bể nên xem trước, hoặc nhờ người khác( thầy phong thủy) xem giúp xem mạng của mình có hợp với Hồ cá và màu sắc của cá rồng hay không.
Nguyên tắc hợp: hóa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa.
Nguyên tắc khắc: Mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim và kim khắc mộc.

Hồ cá rồng nên kê vào hướng đông hoặc đông nam của nhà. Hồ cá nên đặt trên các màu thuộc mạng của chủ nhà.

Mộc – Bắc, xanh lá cây
Thổ – Tây Nam, màu xanh dương.
Kim – Bắc, màu trắng.
Thủy – Bắc hoặc đông, màu trăng hoặc màu xanh lá cây.
Mạng hỏa không nên mua hồ cá.

   Hình dạng của bể cá cũng ảnh hưởng:
  • Tròn – Kim (rất tốt)
  • 6 cạnh – Thủy (tốt)
  • Vuông – Thổ (không tốt)
  • Hình chữ nhật – Mộc(tốt)
  • Tam giác – Hỏa (không tốt)

4 Số lượng cá trong bể cũng thế:
  • Thủy – 1 và 6
  • Mộc – 3 và 8
  • Thổ – 5 và 10
  • Hỏa – 2 và 7
  • Kim – 4 và 9

Mọi đồ vật, cây cảnh trong hồ cá rồng cũng phải tự nhiên. Không nên cho các vật không tự nhiên vào bể..
a. Để tránh mất mát về tài chính – tránh để bể cá trong phòng ngủ.
b. Nếu bể cá để trong phòng học của con cái thì cũng đê ở nơi không gây chú ý khi chúng học bài. Vì như thế sẽ gây ra sự xao nhãng trong học tập
c. Bể cá đặt trong bếp gây ảnh hưởng trong suốt thời gian có thai của phụ nữ.
d. Bể cá tốt nhất nên để trong phòng khách, nhưng tránh để vào “điểm yếu” nơi thẳng cửa nhìn vào. Nếu không các thành viên trong nhà sẽ tiến tới tình yêu cấm đoán.
Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo nên quý khách không nên quá tin vào nó vì trong phong thủy còn hội đủ nhiều yếu tố,

0 nhận xét:

Nhiệt độ cho phép của hồ cá rồng

Sự ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường nước đến cá rồng

Thông thường tại miền nam nhiệt độ chúng ta luôn ổn định, nhưng hiện nay với thời tiết thất thường và một số vị trí đặt bể không thông thoáng , gây bí hơi, ảnh hưởng nhiều đến cá rồng của chúng ta. mà một số vấn đề sẽ nêu ra sau đây có thể giúp các bạn hình dung được những vấn đề sẽ gặp phải . ngoài những vấn đề như ánh sáng  và  hệ thống lọc hồ cá rồng
anh huong cua nhiet do len ho ca rong

1. Ảnh hưởng nhiệt độ đến khả năng chuyển hoá của cơ thể cá rồng
Ảnh hưởng của nhiệt độ vô cùng quan trọng đối với cơ thể của cá rồng . Tất cả các chất xúc tác (enzymes) trong cơ thể cá cho các quá trình chuyển hoá, phân huỷ các thành phần hửu cơ phức tạp của cơ thể, cùng với việc phóng thích năng lượng cần thiết cho các tiến trình chuyển hóa trong cơ thể, cũng như việc chuyển hóa các thành phần chất đơn giản hơn trong vệc tạo lập các vật liệu cần thiết cho các mô tế bào và các hệ thống cơ quan trong cơ thể cá hoạt động, phần lớn phụ thuộc vào trong môi trường có nhiệt độ thích hợp . . Các chất xúc tác rất cần thiết sẻ ngưng hoạt động khi nhiệt độ của nước giảm ra khỏi tầm nhiệt độ thồng thường mà cá rồng đòi hỏi , nếu tình trạng tiếp tục kéo dài . Nếu quá nóng …. thì các chất xúc tác sẻ bị đẩy vào tình trạng bị biến tính và không thể hoạt động hửu hiệu được . Quan trọng hơn hết là cơ quan có chức năng điều tiết nồng độ của các khoáng chất , và các điện phân trong cơ thể là thận sẻ có vấn đề .

Mọt thí dụ điển hình là khi thận, là cơ quan được trao phó chức năng loại bỏ và thải đi những phần dư thừa của dung dịch, cũng trong cơ t như khoáng chất và các điện phân dư thừa không còn làm việc hửu hiệu vì có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, thì lập tức nước sẻ xâm nhập vào cơ thể cá nhanh hơn là cá rồng của các bạn có thể thải nước trở ngược ra ngoài . Khi xâm nhập được vào các mô tế bào sẻ tạo nên tình trạng bị phù . Chính áp xuất của phần dung dịch dư thừa này trong cơ thể tạo nên áp xuất và đẩy ngược ra vào thành của các tế bào ===> tạo nên hiện tượng xù vẩy . Vì thế xù vẩy không thể gọi là chứng bệnh được, mà xù vậy là triệu chứng của một nguyến lý bệnh sâu xa hơn … và đó là sự giảm hiệu năng của thận khi thực thi chức năng của cơ quan này vây . Đây là lý do tại sao cứ mổi lần có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, thì cá rồng của các bạn thường hay có hiện tuọng bị xù vẩy xuất hiện .
Nguyên nhân tạo ra hiện tượng xù vẩy không chỉ gói tron quanh quẩn trong việc thay đổi nhiệt độ, vì ngoài thận ra, đường ruột và mang cá cũng có khả năng hổ tương loại bỏ phần dung dích dư thừa như thận … va` khi các cơ quan này bị nhiểm trùng, thì cơ thể cũng có thể bị hiện tượng xù vẩy . Đây cũng chính là lý do khi bị nhiểm trùng toàn thân (systemic infection), thì xù vẩy thường sẻ đi đôi .
Hy vọng là các bạn giờ đây đã thấy rõ ràng hơn tầm quan trọng của nhiệt độ đối voi’ cá rồng, mà điển hình là các nguyên lý dẩn đưa đến tình trạng xù vẩy . Một khi ta thông hiểu nguyên lý tạo bệnh và có phương cách can thiệp kịp thời và đúng mức … thì bệnh lý phải thuyên giảm thôi .

2. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên dưỡng khí oxygen và độc tố ammonia trong môi trường nước hồ cá rồng
* Khi nước có nhiệt độ cao, thì hàm lượng của dưỡng khí oxygen hoà tan trong nước sẻ có sự liên hệ tỷ lệ nghịch . Nhiệt độ cao, hàm lượng oxygen hoà tan trong nước sẻ giảm … Đặc biệt là trong các hồ cộng đồng có nhiều cá rồng sinh sống . Chỉ với bao nhiêu đấy oxygen hoà tan trong nước, giơ đây có nhiều cá hơn .. thì số lượng dưỡng khi’ có để cho các con cá tiêu thụ trong hồ sẻ giảm sút đi khá nhiều .

*  Khi nước có nhiệt độ cao, nước cùng với độ pH cao sẻ chuyển độc tố ammnia đã hoà tan trong nước từ dạng ít nguy hiểm hơn là NH4+ (ammonium) —-> NH3- (cực kỳ độc hại) .

3. Hệ thống miển dịch của cá rồng
Hệ thống miển nhiểm của các loài sinh vật trong đó có cá nói chung, và cá rồng nói riêng là cơ quan được giao phó chức năng phòng chống lại các tác nhân gây bệnh có thể gây ra trong môi trường sống của cá . Một trong các “yếu nhân” cực kỳ quan trọng trong hệ thống miển nhiểm của cá rồng là các kháng thể và quá trình tạo nên các kháng thể này trong cơ thể của cá . Theo các nghiên cứu cho các loại cá vùng nhiệt đới, thì kháng thể của cơ thể cá sẻ phát triển mạnh nhất ở nhiệt độ 28.3 độ C, và khi nhiệt độ của môi trường nước mà cá đang sinh sống tăng hay giảm ở mốc nhiệt độ này .. thì số lượng kháng thể trong cơ thể cá sẻ theo đó mà giảm theo .

Sự tác hại của nhiệt độ nước sẻ thấy rõ rệt khi cá vùng nhiệt đới , mà trong đó có cá rồng, khi nhiệt độ của nước nằm ở mức 19 độ C trở xuống . Tệ hại hơn nữa là khi nhiệt độ của nước tụt hẳn xuống ~ 12 độ C, thì khả năng sản xuất kháng thể của cá gần như hoàn toàn chấm dứt . Đây là nguyên nhân chính tại sao khi nhiệt độ trong bể hồ cá rồng của các bạn giảm sút, thì các mầm mống bệnh cũng theo đó mà gia tăng vậy.

Những vấn đề nêu ra giúp các bạn có thể hình dung được sự liên quan giữa nhiệt độ môi trường nước đối với cở thể cá rồng, những ý kiến nhỏ với mong muốn hoàn thiện thêm kỹ thuật nuôi cá rồng đẹp.

0 nhận xét:

Mẹo làm giá cá rồng của các cửa hàng bán cá

Nắm bắt tâm lý của khách hàng và kinh nghiệm xem cá còn ít của người chơi, việc thổi giá vào những chú cá là việc chắc chắn xảy ra. Xác định chất lượng cá rồng đã khiến các nhà lai tạo và kinh doanh gian trá tìm đủ mọi mánh khóe để kiếm lợi bằng cách làm cho cá rồng trở nên lung linh và bắt mắt một cách tạm thời  và đặt biệt trông chú cá đầy hấp dẫn và cuốn hút hơn đối với người chơi cá rồng thiếu kinh nghiệm.

ca rong dep


Sau đây là những phương pháp mà những cửa hàng thiếu uy tín thường sử dụng :

Phơi nắng: Phương pháp này rất hiệu quả đối với huyết long và thanh hồng (yellowtail). Khi phơi nắng, màu của cá sẫm lại vì sắc tố được cải thiện. Với màu sẫm, chúng tương tự như cá rồng hảo hạng và được bán với giá tương đương. Tuy nhiên, khi cá được chuyển vào nuôi trong nhà và không có ánh nắng, màu của nó sẽ phai dần. 

Làm mù mắt có chủ đích: Đây là phương pháp độc ác nhất, mới xuất hiện gần đây. Cá mù chỉ thấy toàn bóng tối và bản năng biến màu tự nhiên khiến cho màu sắc của chúng trở nên đậm và nổi bật một cách nhanh chóng. Người chơi cá thiếu kinh nghiệm thường không có khả năng phát hiện cá đã bị mù bởi vì đây là cách lừa đảo tinh xảo.

Bán cá lai với giá cá xịn: Cá lai khi còn non trông giống hệt như cá xịn. Trên thực tế, một chuyên gia cũng không thể chỉ ra điểm khác biệt trừ phi đã biết về nguồn gốc cá. Một số ví dụ phổ biến như quá bối X thanh long, và quá bối X hồng vĩ được bán như là… quá bối. Những con cá lai này không bao giờ đạt màu sắc của quá bối khi trưởng thành nhưng khi còn non, chúng có thể khiến những chuyên gia cũng phải nhầm lẫn. Trên đây là những phương pháp kích màu gian trá mà chúng ít nhiều đều độc ác và có hại cho sức khỏe của cá rồng. Để “thúc đẩy” tiềm năng màu sắc của cá bộc lộ hết mà không làm hại chúng, những loại thức ăn tự nhiên như tép và tép krill, vốn giàu astaxanthin và carotene, nên được sử dụng.

Cá rồng platium chính gốc

Sử dụng chất kích màu: Phương pháp này nhắm vào màu sắc của lớp vảy và bộ vây nhằm gia tăng lớp màu ánh kim một cách tạm thời. Phương pháp kích màu này khiến lớp vảy cá rồng có bề ngoài rất hấp dẫn và tự nhiên. Tuy nhiên, màu sẽ bị phai dần sau từ 4 đến 6 tháng. Điều này khiến người chơi tưởng rằng cách nuôi dưỡng của mình không phù hợp làm cho cá bị mất màu

Sử dụng hormon: Phương pháp này thường được áp dụng với cá non từ 10 đến 18 cm vì cá trưởng thành với lớp vảy dày hơn sẽ ngăn cản màu sắc của lớp da bên dưới. Thông thường, thanh hồng (yellowtail) được kích bằng hormon lên màu đỏ và bán như là huyết long non.

=> Đó là những phương pháp thường sử dụng do đó khách hàng trước khi mua nên chọn những loại cá rồng có xuất xứ và giấy chứng nhận của những trại cá có uy tín, thường những chú cá rồng có giá trị đều kèm theo giấy xuất xứ có gắn chíp trên cá rồng.

Sưu tầm


0 nhận xét: